Thiên hoàng Chính_phủ_Nhật_Bản

Kỳ xí hoàng thất

Thiên hoàng (天皇) là người đứng đầu Hoàng thất Nhật và quốc trưởng nghi lễ, Hiến pháp quy định làm "biểu tượng quốc gia và nhân dân đoàn kết."[7] Tuy nhiên, ông không phải là trưởng hành chính và có chỉ quyền lợi quan trọng về mặt nghi lễ mà không có chính quyền thật như Điều 4 Hiến pháp định rõ.[21]

Điều 6 Hiến pháp giao phó vai trò nghi lễ sau cho Thiên hoàng:

  1. Bổ nhiệm Thủ tướng theo Quốc hội chỉ định.
  2. Bổ nhiệm Trưởng quan Sở tài phán tối cao theo Nội các chỉ định

Tuy Nội các là nguồn gốc quyền hành chính và hầu hết do Thủ tướng hành sử trực tiếp, vài quyền do Thiên hoàng thật hành như, theo Điều 7 Hiến pháp:

  1. Ban hành tu chính án hiến pháp, luật, chính lệnh và hiệp ước.
  2. Triệu tập Quốc hội.
  3. Giải tán Chúng nghị viện.
  4. Tuyên bố bầu cử thành viên Quốc hội
  5. Chứng nhận việc bổ nhiệm và cách chức Đại thần, các công chức khác theo luật định và quyền hành toàn diện cùng chứng thư của đại sứ và lãnh sứ.
  6. Chứng nhận đại xá, đặc xá, giảm hình, hoãn hình và phục quyền
  7. Ban huy chương
  8. Chứng nhận văn kiện phê chuẩn và các văn kiện ngoại giao khác theo luật định
  9. Tiếp nhận đại sứ, lãnh sứ nước ngoài
  10. Thực hiện nhiệm vụ nghi lễ

Thiên hoàng có quyền hành nghi lễ trên danh nghĩa, ví dụ Thiên hoàng là người duy nhất có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, dù Quốc hội có quyền chỉ định. Có thể thấy rõ ràng trong việc giải tán Chúng nghị viện năm 2009, hạ viện dự tính bị giải tán theo lời khuyên Thủ tướng, nhưng tạm thời không thể cho cuộc bầu cử tiếp theo vì Thiên hoàng lẫn Hoàng hậu đều đang công du ở Canada.[22][23]

Như vậy thì vai trò hiện đại của Thiên hoàng thường so với vai trò trong thời kỳ Tướng quân và hầu hết lịch sử Nhật Bản, Thiên hoàng có quyền hành tượng trưng lớn nhưng ít chính quyền, thường do người Thiên hoàng bổ nhiệm trên danh nghĩa giữ. Tới hiện tại vẫn có truyền thống rằng Thủ tướng nghỉ hưu mà vẫn giữ quyền đáng kể thì gọi là Ám tướng quân (闇将軍).[24]

So với đương thủ châu Âu, Thiên hoàng không phải là nguồn gốc chủ quyền và chính phủ không hành động nhân danh quân vương, chỉ đại diện quốc gia và bổ nhiệm các công chức cao cấp khác nhân danh quốc gia, nhân dân giữ chủ quyền.[25] Điều 5 Hiến pháp, theo Điển phạm hoàng thất, cho phép có nhiếp quan nhân danh Thiên hoàng nếu quân vương không thể thực hiện nhiệm vụ.[26]

Hoàng thất Nhật xem là chế độ quân chủ thế tập trường tồn nhất thế giới,[27] theo Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ thì Nhật Bản do Thiên hoàng Thần Võ (神武天皇) sáng lập năm 660 BC,[28] là Thiên hoàng Nhật Bản đầu tiên và tổ tiên của mọi Thiên hoàng theo sau,[29] theo thần thoại Nhật Bản là hậu duệ trực tiếp của Thiên Chiếu (天照大御神), nữ thần mặt trời của Thần đạo, có Quỳnh Quỳnh Xử Tôn là ông cố.[30][31]

Thiên hoàng kim thượng (今上天皇) là Đức Nhân, đăng quan ngày 1 tháng 5 năm 2019 sau khi cha thoái vị.[32][33] Ông gọi là Thiên hoàng bệ hạ (天皇陛下) và thời kỳ tại vị có thời danh Lệnh Hòa (令和). Văn Nhân là người kế thừa Hoàng vị dự định.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_phủ_Nhật_Bản http://global.britannica.com/EBchecked/topic/30109... http://www.economist.com/node/21557788 http://www.colorado.edu/cas/tea/becoming-modern/3-... http://scholarship.law.duke.edu/cgi/viewcontent.cg... http://core.ecu.edu/hist/tuckerjo/occupation.htm http://www3.grips.ac.jp/~coslog/activity/01/04/fil... http://www3.grips.ac.jp/~coslog/activity/01/04/fil... http://archive.wul.waseda.ac.jp/kosho/ri05/ri05_01... http://ronbun.apa.co.jp/images/pdf/2009jyusyou_sai... http://www.japantimes.co.jp/cabinet-profiles/